16:25 ICT Thứ ba, 19/03/2024 1

Chuyên mục

video

Nần Vàng - Dược liệu quý cho người bị mỡ máu cao & bệnh tim mạch

Trang nhất » Tin Tức » Bài thuốc hay, cây thuốc quý

Điều trị bệnh hen phế quản bằng y học cổ truyền

Thứ hai - 10/04/2017 16:30

Hen phế quản là tình trạng viêm mãn tính đường dẫn khí (phế quản) gây nên phù và chít hẹp đường thở dẫn tới hiện tượng khó thở, khò khè. Đây là một bệnh mãn tính tương đối phổ biến và nhiều nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ người mắc bệnh hen phế quản ngày càng có xu hướng gia tăng trên thế giới

 Tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh, những năm gần đây, số bệnh nhân nhập viện vì căn bệnh này ngày càng tăng. Điều đó chứng tỏ rằng điều trị bệnh hen phế quản bằng thuốc đông y đang là lựa chọn của nhiều người trong chăm sóc bảo vệ sức khỏe.
Hen phế quản là bệnh có thể bị dị ứng trong mọi trường hợp do các dị nguyên gây nên như: bụi nhà, phấn hoa. Các triệu chứng của hen phế quản biểu hiện khác nhau ở mỗi người và trên cùng một người chúng cũng biểu hiện khác nhau tùy theo từng thời điểm. Sau đây là 4 triệu chứng thường thấy nhất: Khò khè (tiếng rít thường nghe được khi thở ra); ho nhiều (ho có thể kéo dài và thường hay xảy ra. Ho cũng là dấu hiệu nặng của cơn hen ban đêm. Ho rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh khác. Đặc biệt ở Việt Nam, một số bệnh nhân bị ho do hen phế quản dễ bị chuẩn đoán nhầm là viêm phế quản, viêm họng hay thậm chí bị chuẩn đoán là ho lao); nặng ngực (cảm giác giống như lồng ngực bị bóp chặt); khó thở (thở nhanh, ngắn và thấy khó khăn, đặc biệt là khi thở ra). Các triệu chứng của hen chỉ xảy ra trong cơn hen, ngoài cơn hen người bệnh thường cảm thấy bình thường. Cơn hen hay xuất hiện về đêm hoặc khi tiếp xúc với dị nguyên gây bệnh hoặc các yếu tố kích thích phát cơn hen. Các triệu chứng của hen diễn ra từng cơn, có thể tự phục hồi sau điều trị. Dù người già hay trẻ em đều có chung các triệu chứng như vậy. Tuy nhiên, đối với trẻ em, hen phế quản khá điển hình và khó chuẩn đoán vì nó liên quan nhiều đến bệnh đường hô hấp của trẻ. Người bị hen thường mắc kèm theo một số triệu chứng như: mề đay, dị ứng thuốc, dị ứng thức ăn...

Điều trị bệnh bằng y học cổ truyền đang là sự lựa chọn của nhiều người bệnh, nhất là các bệnh nhân mắc bệnh mãn tính.
Điều trị bệnh bằng y học cổ truyền đang là sự lựa chọn của nhiều người bệnh, nhất là các bệnh nhân mắc bệnh mãn tính.
Điều trị hen phế quản bằng thuốc tây hay thuốc đông y là băn khoăn của nhiều người. Thực tế cho thấy, dùng tân dược để điều trị hen chủ yếu là thuốc giãn phế quản và chống viêm, tập trung điều trị triệu chứng là chính và được xếp thành 2 nhóm điều trị dự phòng và thuốc cắt cơn. Tân dược có ưu thế trong điều trị triệu chứng, tiện sử dụng. Nhưng nhược điểm lớn của thuốc tân dược là gây ra những hậu quả xấu do việc lạm dụng thuốc giãn phế quản, thuốc chống viêm hay chống dị ứng và không giải quyết được tận gốc bệnh, nên cơn hen thường tái phát, nếu kiểm soát không tốt, bệnh sẽ có xu hướng nặng lên. Theo đông y, hen phế quản thuộc chứng háo suyễn - háo rỗng, tức là khí không được liễm nạp về thận, tỳ dương hư yếu thủy thấp ứ đọng sinh ra đờm. Trong cổ họng phát ra tiếng gọi là háo (hen) thở hít gấp gáp, khí đưa lên nhiều mà đưa xuống ít gọi là (suyễn). Về tạng phủ, hen phế quản liên quan trực tiếp tới 3 tạng tỳ - phế - thận, do 3 tạng này suy yếu và không được điều hòa gây nên, cụ thể: Tạng phế: Phế có công năng chủ xuất nhập khí. Phế rối loạn làm khí xuất nhập rối loạn gây nên khó thở. Cho nên trong bệnh hen phế quản, triệu chứng điển hình dễ thấy là cơn khó thở, khó thở ra, khó thở có chu kỳ, cơn khó thở bùng phát khi gặp các yếu tố kích thích như gió, ẩm, lạnh, bụi, mùi lạ, căng thẳng, mệt nhọc...Tạng tỳ: Có chức năng vận hóa, chuyển biến hóa thức ăn. Khi lo nghĩ quá nhiều làm rối loạn công năng của tỳ. Chức năng chuyển hóa thức ăn của tỳ rối loạn sẽ sinh đờm. Đờm dừng ở phế sẽ làm tắc nghẽn gây khó thở. Tạng thận: Chủ nạp khí. Công năng thận rối loạn cơ thể yếu từ lúc mới sinh (gọi là tiên thiên bất túc). Thận không nạp khí nên khí ngược lên gây khó thở.
Mục đích của điều trị thuốc đông y là điều trị toàn diện và mang tính tổng thể cao, đem lại sự cân bằng cho toàn thân, tăng sức đề kháng của cơ thể, đồng thời quan tâm đến bài trừ nguyên nhân bệnh, vì thế hen phế quản mới khỏi dứt điểm được. Thuốc đông y thường có tác dụng tán hàn, giáng khí, tiêu đờm, trừ thấp, bổ hư. Thuốc nâng cao chức năng các tạng tỳ - phế - thận bị suy yếu và điều hòa hoạt động giữa các tạng. Vì vậy, điều trị bệnh hen phế quản bằng thuốc đông y không chỉ là làm giảm triệu chứng, đó còn là kết quả quá trình cân bằng giữa các tạng phủ, nâng cao sức đề kháng, phòng chống tái phát.
Tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh, các bác sĩ còn phân tích kỹ các tình trạng bệnh lý để có thể quyết định phương pháp điều trị hữu hiệu. Đặc biệt, bệnh viện luôn thực hiện tốt việc kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại trong các mặt chẩn đoán, điều trị nên tỷ lệ bệnh nhân tái phát bệnh sau điều trị rất thấp. Khai thác thế mạnh về y học cổ truyền, các bác sĩ đã cho bệnh nhân sử dụng thuốc y học cổ truyền dựa trên các bài thuốc cổ phương và gia giảm thêm cho phù hợp với người bệnh. Một số bài thuốc đông y cổ phương hiện nay có hiệu quả cao trong điều trị hen là: “Nhị trần thang hợp tam tử thang gia giảm”, “Tiểu thanh long gia giảm”, “Tiền hồ thang gia vị”... Ngoài ra còn điều trị bằng phương pháp không dùng thuốc như châm cứu và cấy chỉ.
Điều trị bằng cấy chỉ là đưa một đoạn chỉ catgut vào trong huyệt. Chỉ catgut là loại chỉ tự tiêu, có bản chất là một protein. Do đó, trong suốt quá trình tự tiêu, nó luôn tạo ra một kích thích cơ học, sinh hóa học lên huyệt, phát huy tác dụng chữa bệnh của huyệt. Những huyệt được chọn để cấy chỉ là những huyệt cơ bản trong phác độ điều trị hen phế quản bằng châm cứu. Trong quá trình tự tiêu này, phản ứng hóa sinh tại huyệt làm cơ thể quen dần với những dị nguyên (Protein-catgut), giống như quá trình giải mẫn cảm không đặc hiệu, làm cho cơ thể giảm tính phản ứng với các dị nguyên. Như vậy, thông qua tác dụng kích thích cơ học, sinh hóa học lên huyệt được cấy chỉ đã làm giãn phế quản, chống viêm và giảm tính phản ứng của cơ thể. Các bệnh nhân sau khi được cấy chỉ sẽ thấy các cơn hen thưa dần, cường độ của cơn nhẹ dần, lượng thuốc tây y phải dùng giảm dần. Có nhiều bệnh nhân không còn phải dùng thuốc tây y sau khi được chữa bằng phương pháp cấy chỉ.
Hen phế quản là bệnh khá nguy hiểm, tuy nhiên, rất nhiều bệnh nhân vẫn chưa quan tâm đến nó. Họ thường cho là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng trên thực tế lại có. Bởi vì, chỉ sau vài phút không thở được bệnh nhân có thể tử vong. Trong hen cấp có thể xảy ra những biến chứng như: suy hô hấp cấp, có thể gây ra tử vong vì nghẹt thở, không thở trong vài phút có thể gây ra tử vong. Đây là biểu hiện nặng nhất và nó có thể còn có biến chứng khác như: tràn khí phế nang do ho, ép ngực hoặc do gắng sức để thở. Về diễn biến lâu dài, hen phế quản có thể gây ra giãn phế nang, khí phế thủng, chuyển sang tâm phế mãn (tức là bị đường hô hấp rồi dẫn đến suy tim phải). Tóm lại, nó vừa bị khó thở do viêm đường hô hấp và vừa suy tim phải, rất dễ dẫn đến tử vong. Khi mắc bệnh này, người bệnh không được tiếp xúc với khói thuốc lá, tránh bụi, mùi hương khói, hóa chất. Gia đình có người bị bệnh hen không được nuôi chó, vì chính lông chó, mèo hay sản phẩm của những vật nuôi tiết ra cũng là một trong những nguyên nhân gây ra khó thở.
Để kiểm soát tốt và điều trị bệnh hen một cách tốt nhất, người bệnh hen nên ăn uống đẩy đủ chất dinh dưỡng. Người bệnh hen nên hạn chế ăn những thức ăn gây dị ứng cho cơ thể. Ngoài ra, cần tập thể dục điều đặn để tăng cường sức đề kháng, nhất là tập thở. Và khi có các triệu chứng nghi mắc bệnh, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời nhằm tránh những biến chứng của bệnh.

 
Tác giả bài viết: Hoàng Thị kim Thoa
Nguồn tin: baoquangbinh.vn

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 


Hình ảnh hoạt động

  • 1
  • 1
  • 1
  • 1
  • 1
  • 1
  • 1
  • 1
  • 1

Liên kết website



Thống kê

  • Đang truy cập: 3
  • Khách viếng thăm: 2
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 154
  • Tháng hiện tại: 9203
  • Tổng lượt truy cập: 671315